Friday, September 7, 2007

Tết Trung Thu cho Trẻ em . . .


Mỗi năm , Hội Ái Hữu Cộng Đồng Việt Nam vùng Tampa Bay đều cố gắng tổ chức Tết Trung Thu cho Trẻ em trong vùng . Tết Trung Thu là một sinh hoạt Văn Hoá , phong tục tập quán của người Việt. Đây là Tết dành cho các trẻ em ,các em được vui chơi với các lồng đèn nhiều màu sắc, bánh kẹo v. . v ca hát và được phụ hoạ bởi tiếng trống thúc dục liên hồi của Đoàn Lân Võ Đường Thanh Long

Năm nay Tết Trung Thu sẽ được tổ chức vào ngày 22 tháng 09 , năm 2007 tại Chùa Minh Đăng Quang - 5607 Town N' Country Tampa . Fl 33615

Điện thoại # 813-885-5037

Buổi lễ bắt đầu vào lúc 7.00 Pm cho đến 10.00 Pm. Các màn trình diễn Văn Nghệ do cac em thiếu nhi đảm trách . Các em sẽ được phân phát lồng đèn và bánh kẹo , sau đó Đoàn Lân của Võ Đường Thanh Long se biểu diễn cho các em thưởng thức.

Hội mong Các Phụ Huynh mang con em đến tham dự đông đảo.

Hội Ái Hữu Cộng Đồng Việt Nam Tampa Bay

Friday, April 20, 2007

Radio Tampa . .. .


Trong sinh hoạt hằng ngày tại Thành Phố Tampa , không ít người Việt được biết
chúng ta có một chương trình phát thanh bằng tiếng Việt 24/24 mỗi ngày.
Theo như lời trình bày của Anh Lê anh Tuấn Giám Đốc của chương trình phát thanh tiếng Việt tại Tampa . Văn phòng cùa Anh là một trạm tiếp nối của Đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại , và được phát thanh trên một làn sóng đặc biệt.
Để có thể nghe được tin tức của Đài , người nghe phải có một Radio đặc biệt bắt được làn sóng đó. Radio loại này được bán tại các địa điểm sau
Nhà Sách Đông Nam 1700 W Water Ave , Tampa Fl 33604
Đ.T 813 - 932-2292
Thương xá Hoa Lan
450 - 34 Th St North , St - Petersburg Fl 33713
Đ.T 727 - 322-0722
Đông Á (1) Super Market 2600- 30 Th Ave North . St-Petersburg , Fl 33781
Đ.T 727 - 321- 3300.
Thật không gì vui , buổi sáng trước khi đi làm việc chúng ta được nghe âm thanh ngôn ngữ quen thuộc ngày nào tại quê nhà , như giòng suối tươi mát khiến ta thêm nhiều nghi lực.
Radio Tampa còn là nơi để các đoàn thể , tôn giáo , nói lên những hoạt động và sinh hoạt trong Công Đồng của chúng ta
Địa chỉ Văn Phòng Radio Tampa
Mr Lê anh Tuấn
3633 Henderson Blvd . Tampa - Fl 33609
Đ.T 813 - 872 6900

Tuesday, April 17, 2007

Nhà Thờ Công Giáo Tampa


Song song với sự phát triển dân số tại Tampa , nhu cầu tôn giáo cũng song phương phát triển và ngày càng trở nên cần thiết. Sự có mặt của Giáo Đoàn Thánh Giuse Tampa, dưới sự chăm lo của Lm Nguyễn Ngọc Tước, là một hãnh diện cho cộng đồng người Việt tại đây.
Được sự chấp thuận của Giám Mục sở tại , Giáo Đoàn Thánh Giuse Tampa đã ra đời và được phép chia xẻ sử dụng ngôi Thánh Đường cũng như các cơ sở tại:
Epiphany of Our Lord , Catholic Church
Điạ chỉ 2510 E. Hanna Ave - Tampa , Fl 33610
Điện thoại 813- 234-8693
Tại đây , theo Cha quản nhiệm cho biết đã tổ chức Thánh Lễ vào mỗi Chúa Nhật lúc 5 giờ chiều và các lớp Giáo Lý cho các em thiếu nhi từ 6 tuổi cho đến trung học, sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể và các lớp Việt Ngữ . Mục đích để giúp các em hiểu biết sống đạo , đọc và nói tiếng Việt một cách thông thạo hơn, cũng như cùng sinh hoạt với nhau trong cộng đồng.

Sunday, April 8, 2007

Tài liệu tham khảo ( Nguồn Talawas )

Phan Khôi
Trên lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến
Lại Nguyên Ân sưu tầm, hiệu đính, giới thiệu
Vài lời của người sưu tầm: Bài báo dưới đây của Phan Khôi, tôi sưu tầm và lưu giữ riêng đã 6-7 năm nay; để đưa tới bạn đọc dưới dạng sách in, hẳn phải chờ dăm năm nữa. Nhận thấy bài này thuộc số những bài cần được biết rộng càng sớm càng hay, tôi rút nó từ bộ sưu tập đang chuẩn bị ra giới thiệu với những ai quan tâm.
Lại Nguyên Ân
Lâu nay thấy trên các báo chí có nhiều tác giả hay dùng đến hai chữ “phong kiến”. Đại khái như trong câu nầy: “Người mình chịu áp bách dưới chế độ phong kiến mấy ngàn năm”, hay như trong câu nầy: “Ngày nay chúng ta bắt đầu thoát ly khỏi chế độ phong kiến”. Ấy là một sự lạ! Vì theo lịch sử nước ta, từ xưa đến nay chưa hề có chế độ phong kiến, thì người mình bởi đâu chịu nó áp bách, chúng ta ngày nay việc gì phải thoát ly? Người mình có chịu áp bách, nhưng áp bách bởi cái gì kia; chúng ta rồi phải thoát ly, nhưng thoát ly cái gì kia, chớ đâu có phải cái chế độ phong kiến?

Vậy trước hết ta nên hỏi chế độ phong kiến là cái chế độ gì; rồi xét thử phải chăng nó từng nhiều lần hay lấy một lần còn có trên lịch sử chúng ta. Đây tôi không rồi đâu nhắc lại các tầng thứ của sự tổ chức xã hội loài người theo như xã hội học; tôi chỉ cắt nghĩa cho biết thế nào gọi là phong kiến. Trên lịch sử Á Đông vẫn có cái chế độ ấy. Đời xưa, cuộc phong kiến còn có trên lịch sử Trung Quốc đến hàng mấy ngàn năm. Thuở trước, các bực bá giả khi chinh phục và thống nhứt được một nước rồi, lên ngôi vua, tự xưng là thiên tử, và phong cho các con, em, cháu, mỗi người một phần đất bởi trong nước ấy chia ra, cũng làm vua, mà gọi là chư hầu: ấy tức là cái chế độ phong kiến bắt đầu có.

Những vua chư hầu ấy chia ra đẳng cấp theo năm tước: công, hầu, bá, tử, nam; đất nước lớn hay nhỏ cũng tuỳ từng đẳng cấp mà có khác. Lại không những con, em, cháu được phong mà cho đến các kẻ bề tôi có công cũng được phong: hạng trên kêu là những chư hầu đồng tánh (cùng họ), hạng dưới kêu là những chư hầu dị tánh (khác họ). Hết thảy các nước chư hầu đều cai trị dân mình, hưởng huê lợi (tức là thuế) đất mình; nhưng mỗi năm phải theo lệ nạp cống phú cho thiên tử; và mọi việc lớn trong nước phải bẩm mạng cùng thiên tử; khi có giặc, chư hầu phải xuất binh giúp thiên tử mà đánh dẹp. Nước ta có câu tục ngữ “Dùi đánh đục, đục đánh săng”, nếu mượn đem mà chú thích cho cái chế độ nầy thì đúng lắm: Theo chế độ phong kiến, thiên tử đè lên trên chư hầu, chư hầu đè lên trên bình dân, ấy là sự tự nhiên. Cho nên trong sử hay ca tụng cái cảnh thái bình hồi đời phong kiến là phải lắm: Lúc bấy giờ bình dân bị cho đến hai cái sức mạnh đè lên, không cựa quậy nổi, không vùng vẫy nổi, thành ra trong xã hội được bình yên vô sự. Nhưng hạng bình dân thì thật khổ, khổ mà không ai biết cho.

Trong sử Tàu, trước Giáng sanh [1] vài ba ngàn năm, trong thời kỳ đó hầu hết thiệt hành cái chế độ phong kiến. Trải qua Đường, Ngu, Hạ, Thương, Châu, ngót hai ngàn năm phong kiến mà đời sau cho là thuở thạnh trị có một không hai. Đến nhà Tần mới phá bỏ phép ấy, rồi sau đến nhà Hán lại phục lại, nhưng cách sắp đặt có khác xưa. Trái với cái chế độ phong kiến là chế độ quận huyện. Nhà Tần làm theo chế độ quận huyện. Quận huyện nghĩa là chia trong nước ra làm từng quận từng huyện, rồi thiên tử đặt quan ra cai trị chớ không đặt chư hầu. Làm thế này thì bình dân có dịp trực tiếp với thiên tử chớ không bị các vua chư hầu làm ngăn cách ra như phép phong kiến. Thế cũng đáng cho là một sự tấn bộ trong cách tổ chức vậy. Cái chế độ phong kiến là thế, và đại ý của nó là thế. Nhưng xét xem trong lịch sử nước ta, cái chế độ ấy chưa hề thấy bao giờ. Trong sử Ngoại kỷ [2] nói vua vua Hùng Vương chia nước ra 15 bộ, nhưng cũng nói đặt quan cai trị, chớ không nói để phong con, em, cháu hay là bề tôi có công. Kể từ Đinh, Lê về sau, nước ta mới thành lập hẳn một nước, song cũng chưa hề đặt ra hay noi theo cái chế độ phong kiến. Triều thì chia nước ra từng lô, triều thì chia nước ra từng xứ, triều thì chia nước ra từng trấn, triều thì chia nước ra từng tỉnh, nhưng thảy đều đặt quan cai trị, thay quyền trung ương mà thống ngự thần dân. Nói tóm một lời, nước ta từ hồi lập quốc về sau, sự tổ chức về chính trị theo lối quận huyện chớ không theo lối phong kiến. Trải qua các triều vua, vẫn có dùng năm tước công, hầu, bá, tử, nam mà phong cho các bề tôi đồng tánh hoặc dị tánh, lại có phong đến tước vương nữa.

Nhưng những người chịu phong tước ấy có danh mà không có thiệt, chẳng hề có ai được đất phong lớn, được hưởng cả huê lợi, được cai trị dân như các vua chư hầu đời xưa dưới chế độ phong kiến. Đại để mỗi người được phong tước thì vua tuỳ từng đẳng cấp mà ban cho ruộng đất ít nhiều, gọi là “thái địa”. Thái địa ấy tự người được phong muốn chọn nơi nào thì chọn, và được truyền tử lưu tôn như đất tư của mình. Thái địa ít thì chừng mấy mẫu, nhiều thì chừng mấy chục mẫu, nhiều lắm cũng đến choán lấy mấy làng là cùng, chớ không khi nào được đến một tỉnh hay một trấn mà có thể làm một nước nhỏ được. Vả lại người được phong chỉ có quyền về thổ địa mà không có quyền về nhân dân ở trên thổ địa ấy; bao nhiêu người dân từ trước lập nghiệp trên thái địa cũng vẫn trực tiếp chịu quyền cai trị của nhà vua.

Coi như Lê Phụng Hiểu được phong hầu, vua truyền cho ông ta chọn lấy thái địa, ông xin trèo lên một hòn núi, cầm dao phóng xuống, dao rơi đến đâu thì ông nhận đất đến đó; rồi rốt lại, ông được một khoảnh đất chừng 50 mẫu, và ông ăn lấy thuế đó, mà trong sử người ta quen gọi là “thuế chước đao”. Đó là cái chứng cớ tỏ ra rằng nước ta từ xưa nhà vua có lấy đất phong cho công thần, nhưng phong một cách khác, chớ không theo chế độ phong kiến.

Chuyện gần đây là chuyện trào Nguyễn. Các ông thân vương vẫn được dùng một huyện mà phong cho, như ông Tùng Thiện vương, tức là ông được phong về huyện Tùng Thiện ở tỉnh Sơn Tây vậy. Dầu vậy, các ông ấy chỉ có cái danh vậy thôi, không phải ông Tùng Thiện vương được ra làm chúa cai trị huyện Tùng Thiện hay là đem cả thuế má huyện ấy mỗi năm nhập vào túi mình, vì ông vẫn ở tại kinh đô Huế trong thời đó và mỗi tháng cũng cứ lãnh lương trong kho Nội vụ. Tôi biết ở miền tôi gần nay có một ông quan được phong tước tử. Ông chọn ngay sáu mẫu đất ở làng cạnh làng ông làm thái địa, rồi đất ấy lưu truyền đến đời cháu ông ngày nay còn hưởng thọ, coi như ruộng tư, chỉ không được đem bán cho ai. Có phong tước, có thái địa, nhưng người được phong không hưởng các quyền cai trị dân chúng ở trong thái địa của mình: điều đó làm cho phân biệt với chế độ phong kiến. Bởi đó nói rằng nước ta xưa nay không có chế độ phong kiến, cái chế độ ấy chưa hề xuất hiện trên lịch sử xứ ta. Thế thì các nhà xã hội học An Nam (?) làm sao lại nhắm mắt nói liều rằng “người mình chịu áp bách dưới chế độ phong kiến” hay là “chúng ta ngày nay bắt đầu thoát ly chế độ phong kiến” được? Chế độ phong kiến ở bên Tàu có, ở bên Nhựt Bổn có, ở bên Tây có; song có thể nào lấy cớ mấy xứ ấy có chế độ phong kiến mà buộc cho xứ ta từ xưa cũng phải có chế độ phong kiến? Trừ ra hai chữ “phong kiến” có nghĩa gì khác mà kẻ viết bài nầy chưa hiểu thì thôi; bằng chỉ có một nghĩa như đã giải trên kia thì nó chẳng có dịp nào dùng mà chỉ một cách tổ chức về chánh trị trong nước nầy về thời quá vãng hết, thật chẳng có dịp nào hết.

Ở trước mặt một người thuộc quốc sử mà bảo rằng nước ta từ xưa có chế độ phong kiến, người mình từng bị áp bách bởi nó, ngày nay mới bắt đầu thoát ly, thì phải cho phép người ấy trợn mắt rùng vai, lấy làm lạ một chút, mới là phải đạo công bình. Nếu nói rằng chữ “phong kiến” nầy dùng theo nghĩa rộng: vua ở trên chia quyền cho các ông tổng đốc các tỉnh và cũng chia lợi cho nhau luôn, như thế cũng không khác gì cái chế độ đặt chư hầu bên Tàu thuở xưa, - nếu nói vậy thì dùng chữ gì cũng được cả, ai còn cãi với ai làm gì cho phiền? Tôi tưởng, tốt hơn là, ta nghiên cứu xã hội học [3] , ta theo nó, mà ta cũng phải để mắt tới quốc sử của ta. Không có lẽ nào câu chuyện xứ ta vốn không có mà bịa ra nói có, rồi cứ theo đó mà đi tìm cái kết luận ở trong mây mù khói ngút, không ai có thể kiểm soát lại được!


[1]Giáng sanh nói ở đây tức là Thiên Chúa giáng sinh, trỏ năm sinh Jesus Christ, mà lịch phương Tây dùng làm điểm khởi đầu Kỷ nguyên chúng ta (hoặc Công nguyên); cách tính này hiện thông dụng toàn thế giới (một sự kiện lịch sử nào đó, theo niên biểu này, sẽ được ghi bằng năm thuộc Công nguyên hoặc bao nhiêu năm trước Công nguyên).[2]Sử Ngoại kỷ nói ở đây hẳn là trỏ phần Ngoại kỷ của bộ Đại Việt sử ký toàn thư.[3]Nghiên cứu xã hội học mà tác giả nói ở đây, ý nói việc nghiên cứu cấu trúc, tổ chức xã hội trong nghiên cứu sử học nói chung.
Nguồn: Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 268 (29 Novembre 1934)

Friday, April 6, 2007

Chùa Minh Đăng Quang tại Tampa



Bên cạnh sự phát triển Cộng Đồng người Việt tại Tampa . Chùa Minh Đăng Quang đã được xây dựng và đưa vào xử dụng năm 1998, với sự phác thảo của một KTS VietNam. Đây cũng là nơi Hội Ái Hữu Cộng Đồng Việt Nam Tampa Bay đã hợp tác để tổ chức hằng năm Lễ Trung Thu cho trẻ em trong vùng .
Địa điểm Chùa Minh Đăng Quang
5607 Town N' Country Blvd - Tampa , Fl 33615
Tel / Fax 813- 885- 5037

Trung Tâm Thành Phố Tampa





Nằm trong vịnh biển Mexico , bao gồm 3 thành phố Tampa , Clearwater và St- Petersburg . Thành Phố Tampa có tầm lớn nhất và đồng thời là một Trung Tâm Giao Dich về Hành Chánh , Ngân Hàng và Du Lịch . Dân số vào khoảng hơn 1 triệu người , được trải dài trên 50 dặm ( mile) mỗi chiều . Tampa còn được nhiều người biết đến do sự di dân ồ ạt từ những người dân lánh nạn Cộng Sản bên Cuba vào năm 1961-62. Những người Cuba lánh nạn đã mang theo Văn Hóa và Tập Quán vào vùng đất này , và biến thành phố Tampa trở nên nổi tiếng về Cigar Cuba . . . Tampa đồng thời cũng là một trong những căn cứ Quân Sự quan trọng hàng đầu trên dất Mỹ, tại đây Air Force Base Mac-Dill là Trung Tâm hành quân điều khiển cuộc chiến bên Irak hiện nay .
Phi trường Tampa là một trong 10 phi trường tối tân nhất của nước Mỹ . Về mặt Thể Thao ,đội banh bầu dục ( Football) của Tampa với tên Buccaneer đã đoạt giải vô địch toàn quốc vào năm 2002 .
Trước năm 1975 , một số ít ngưới Á Châu (đa số là ngưới Thái và Phi luật Tân ) đã lập gia đình với các binh sĩ người Mỹ và theo chồng định cư tại đây. Người Việt Nam chính thức gia nhập Cộng Đồng Á Châu vào năm 1975.